Bài viết

Tết của các cô bò sữa trên thảo nguyên hạnh phúc

Với các cô bò sữa trên nông trường Mộc Châu, bất cứ ngày nào trong năm cũng là một ngày Tết đầy ấm áp và yêu thương. Bởi quanh năm suốt tháng, các cô bò sữa luôn được người nông dân chăm sóc, yêu thương hết lòng.

Niềm hạnh phúc xuất phát từ lòng yêu thương

Vùng đất Mộc Châu vốn được mệnh danh là “thiên đường của bò sữa” bởi ở đây, bò sữa đã thực sự trở thành những người bạn thân thiết của người dân. Quả thật, có tới thăm trang trại của những người nông dân nuôi bò sữa ở thị trấn Mộc Châu, mới thấy hết được người dân nơi đây yêu thương từng chú bò như thế nào.

Bò sữa gắn bó với người nông dân từ lúc còn là bê mới đẻ, tự tay người nông dân chăm sóc cho bò, nuôi bò lớn. Cứ mỗi buổi sáng, các cô bò sữa lại được phép tự do rong chơi trên những cánh đồng cỏ tươi ngay sát hệ thống chuồng trại, được hít hà hương cỏ thơm trên những cánh đồng xanh tươi bạt ngàn, được uống dòng nước sạch tinh khiết từ đầu nguồn. Buổi chiều, các “nàng bò” sẽ được tắm mát sạch sẽ để tiến hành vắt sữa. Sau đó, các cô bò sữa lại được nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống no nê.

Nhiều nông dân trên cao nguyên Mộc Châu còn tự hào khoe rằng, bò sữa không khác gì những thành viên trong gia đình họ. Họ càng yêu thương, chăm sóc bò tận tình bao nhiêu thì chúng càng mang lại thành quả xứng đáng cho họ bấy nhiêu.

Chính vì được yêu thương và được sống thoải mái nên mỗi ngày, những cô bò sữa luôn cho ra dòng sữa thuần khiết, mát lành, dồi dào hoocmon hạnh phúc serotonin. Đây cũng chính là “bí quyết” để tạo ra dòng sữa hạnh phúc ngọt ngào, đầy đủ chất dinh dưỡng của thảo nguyên Mộc Châu mà người tiêu dùng Việt Nam đã tin tưởng sử dụng từ bao năm nay. Có lẽ cũng không quá khi nói rằng, với các cô bò sữa ở đây, ngày nào cũng luôn là một ngày Tết ấm áp và yêu thương.

Niềm hạnh phúc ở nông trường Mộc Châu được tạo nên nhờ sự gắn kết và yêu thương đầy tận tâm của mỗi người nông dân với chính đàn bò họ đang sở hữu

Mở thùng Mộc Châu nhận quà, cho tết thêm đậm đà

Thay lời tri ân các khách hàng đã luôn ủng hộ, tin tưởng sử dụng sản phẩm của Mộc Châu Milk trong suốt thời gian qua, Công ty dành tặng khách hàng những phong bao lì xì may mắn trong các thùng sữa. Cụ thể, khi mua mỗi thùng sữa Mộc Châu có in thông tin khuyến mãi từ ngày 01/01/2019 đến hết 15/03/2019, tất cả khách hàng sẽ nhận được một thẻ quà tặng với nhiều mệnh giá khác nhau từ 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ cho đến 50.000đ.

Mở thùng sữa Mộc Châu cho Tết thêm đậm đà và trúng ngay nhiều phần quà vô cùng hấp dẫn

Đặc biệt, khách hàng còn có cơ hội trúng thưởng ngay một thùng Sữa tươi tiệt trùng vị chuối 110ml, ưu đãi cực lớn từ Mộc Châu Milk trong dịp Tết Kỷ Hợi này. Chương trình áp dụng cho tất cả các thùng sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng, Sữa chua uống tiệt trùng, Sữa chua ăn các hương vị có in thông tin khuyến mãi. Bạn hãy cùng Mộc Châu Milk đón một năm mới thành công và ngập tràn hương vị hạnh phúc từ dòng sữa mát lành của thảo nguyên xanh.

Thông tin chi tiết xem tại website hoặc Fanpage Mộc Châu Milk.

(theo Dân Trí)

Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk được vinh danh Nhà khoa học của nhà nông

Với những sáng kiến, thành tích nổi bật xuất sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, ngày 11/12/2018, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, ông Trần Công Chiến đã được vinh danh là Nhà khoa học của nhà nông.

Đây là danh hiệu cao quý do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học công nghệ Việt Nam trao tặng nhằm tri ân, tôn vinh và biểu dương đóng góp to lớn của các nhà khoa học, trí thức, những người có sáng chế, có nhiều thành tích nổi bật xuất sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giúp bà con nông dân sản xuất hiệu quả, làm giàu từ nông nghiệp.

Tại buổi Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ nhất năm 2018 diễn ra tại Hà Nội ngày 11/12, Kỹ sư chăn nuôi Trần Công Chiến, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một trong 53 gương mặt tiêu biểu được vinh danh, với các sáng kiến “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, nghiên cứu chế tạo máy bơm nước thải, trang trại chăn nuôi bò sữa”.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến nhận kỷ niệm chương và chứng nhận tại chương trình 

Không chỉ được biết đến là người thuyền trưởng chèo lái con tàu Mộc Châu Milk vượt qua muôn vàn sóng gió, vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ sữa, ông Trần Công Chiến còn có đóng góp lớn trong việc mang đến cuộc sống sung túc của người nông dân ở vùng thảo nguyên xanh Mộc Châu. Những quyết tâm, hoài bão trong suốt 40 năm qua với nghề chăn nuôi bò sữa của ông Trần Công Chiến đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho hàng nghìn người lao động làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Đứng trước những thách thức không nhỏ của ngành sữa trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, Tổng Giám đốc Mộc Châu Milk Trần Công Chiến đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR. Đây là nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn tổng hợp cho bò sữa với công nghệ tiên tiến nhất thế giới đầu tiên tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sữa.

Không những thế, ông Trần Công Chiến còn sáng suốt chỉ đạo đầu tư mạnh mẽ cho công tác chăn nuôi tại các hộ gia đình, nghiên cứu chế tạo máy bơm nước thải cho các trang trại, hỗ trợ người nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, 100% số trang trại hộ gia đình ở Mộc Châu Milk đều được cơ giới hóa.

Các nhà khoa học, trí thức được vinh danh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Trước đó vào năm 2004, nhờ tầm nhìn mang tính chiến lược của ông Trần Công Chiến, Mộc Châu Milk đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm giá sữa và bò nuôi cho người nông dân. Nhờ mô hình đảm bảo tính bền vững trong chăn nuôi, Mộc Châu Milk suốt những năm qua không ngừng phát triển, đàn bò tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng sữa không ngừng được nâng cao.

Đối với hàng nghìn nông dân trên thảo nguyên Mộc Châu, ông Trần Công Chiến không chỉ là vị lãnh đạo quyết đoán, sáng suốt của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu mà còn là người trực tiếp đồng hành, hướng dẫn họ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sát cánh cùng người lao động để mang đến cho thị trường những sản phẩm sữa thơm ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và đảm bảo.

Chia sẻ về định hướng trong tương lai, ông Trần Công Chiến cho biết ông đang ấp ủ nhiều hoài bão về việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, với sự chung tay góp sức của công ty và bà con nông dân. Ông Chiến cũng đặt mục tiêu, mối quan hệ giữa các “nhà”: Nhà nước – Nhà Khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông sẽ ngày càng khăng khít, gắn bó bền chặt hơn.

Tất cả đều hướng đến mục tiêu quan trọng là nâng cao đời sống của bà con nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội khu vực nông thôn, thực hiện thành công các chủ trương chính sách của Đảng về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Những “đại gia” chăn bò ở nông trường Mộc Châu

Sau khi nhận khoán bò từ Nông trường Mộc Châu, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện, nhiều người có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Khác với hình ảnh nghèo khó thường gặp ở các xã miền núi, Nông trường Mộc Châu giờ trở thành thị trấn sầm uất với nhà tầng mọc san sát, nhiều xe hơi đời mới tấp nập qua lại. Nhờ bò sữa, hàng triệu hộ dân ở Mộc Châu thoát nghèo, không ít người thành tỷ phú.

Ông Nguyễn Thạch Lỏi, ở tiểu khu 67, Thị trấn Nông trường Mộc Châu là một trong những gương nông dân từ tay trắng trở thành tỷ phú nhờ bò sữa. Gia đình ông hiện chăn nuôi hơn 200 con bò sữa với sản lượng hơn một tấn mỗi ngày. Bình quân, mỗi năm gia đình ông Lỏi thu về 5 tỷ đồng nhờ việc bán sữa và phân bò.

Nhờ chăn nuôi bò sữa, gia đình ông Nguyễn Thạch Lỏi thu về mỗi năm hơn 5 tỷ đồng

Ký ức về thời gian lên Mộc Châu lập nghiệp 30 năm trước của ông Lỏi là chuỗi ngày khó khăn. Sau hai năm làm việc ở Nông trường Mộc Châu, ông nhận khoán 22 con bò vào năm 1989. Thời điểm đó, Nông trường Mộc Châu mới bắt đầu triển khai hình thức khoán hộ nên việc chăn nuôi thuận lợi hơn do nông trường hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật… 

“Có những thời điểm khó khăn tưởng chừng không vượt qua nhưng nhờ sự cố gắng và tâm huyết không từ bỏ con bò cùng sự hỗ trợ của công ty, chúng tôi đã phát triển được đàn bò gần 200 con”, ông Lỏi cho biết.

Không chỉ gia đình ông Lỏi, nhiều gia đình coi chăn bò là nghề truyền thống, điển hình là gia đình ông Nguyễn Văn Quất, Đơn vị 85, Thị trấn Nông trường Mộc Châu có hai thế hệ sống bằng nghề chăn bò sữa.

Từ 10 con bò khoán hộ vào năm 1990, đến nay, tổng đàn bò của gia đình đã lên tới 208 con do chính người con trai Nguyễn Văn Quang làm chủ. Ông Quất cho biết, bình quân mỗi ngày, trang trại của gia đình thu hoạch 2 tấn sữa, bán được ngót nghét 25 triệu đồng. Năm 2017, gia đình đạt tổng sản lượng 780 tấn sữa, cho doanh thu hơn 9 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 3 tỷ đồng.

Quyết định lịch sử đưa người nông dân thành “tỷ phú chăn bò”

Nói về mô hình khoán hộ, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Mộc Châu Milk, tiền thân của Nông trường Mộc Châu gọi nó là quyết định lịch sử. Bởi những năm 1987 – 1988, Nông trường Mộc Châu gặp nhiều khó khăn khi người không có ăn, bò sữa đói không đủ dinh dưỡng, ngân hàng không hỗ trợ cho vay vốn, không tìm được đầu ra sản phẩm trong khi Nhà nước cũng chưa có chính sách khoán.

Đứng trước khó khăn, lãnh đạo Nông trường quyết định chỉ có khoán hộ chăn nuôi, gắn lợi ích của người nông dân với công sức của họ mới thoát được cảnh nghèo này. Mô hình khoán hộ ra đời từ đó.

“Từ 117 con bò được khoán cho 17 hộ nuôi thí điểm, sau 6 tháng, những người nông dân chủ động đề nghị khoán hộ rộng hơn. Năm 1990, lãnh đạo Nông trường quyết định sẽ đóng vai trò làm “bà đỡ”, giúp bà con bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật và công tác thú y”, ông Chiến nhớ lại.

Ông Trần Công Chiến, chủ tịch Hội đồng quản trị Mộc Châu Milk chia sẻ về quyết định khoán hộ lịch sử 

“Bà đỡ” của người dân

Xác định vai trò làm “bà đỡ” hỗ trợ người nông dân từ việc chăm sóc đàn bò đến bao tiêu việc thu mua sữa tươi, công ty Mộc Châu Milk không chỉ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thú y, con giống mà còn tổ chức đào tạo,cắt cử cán bộ thú y tại các đơn vị chăn nuôi. Công ty cam kết thu mua hết sữa sản xuất ra cho người chăn nuôi bằng các hợp đồng mua bán được ký kết hàng năm.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho đàn bò sữa, Công ty sữa Mộc Châu còn nhập khẩu cỏ alfalfa giàu dinh dưỡng từ Mỹ, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp TMR với khẩu phần đảm bảo chất lượng thức ăn cho từng đàn loại.

Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các đơn vị khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ: phòng chống dịch bệnh, thụ tinh nhân tạo, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa khoa học… Những biện pháp trên nhằm đảm bảo hơn 24.000 cô bò sữa tại nơi đây đều được chăm sóc cùng một chế độ, tiêu chuẩn cao, cho ra nguồn sữa đồng đều và có hàm lượng chất béo, chất đạm cao.

Mộc Châu Milk cũng là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong thực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi và giá sữa cho nông dân. Mô hình bảo hiểm bò sữa và giá sữa được thực hiện từ năm 2004 – thời điểm cả nước đang loay hoay với bảo hiểm nông nghiệp. 

Nhờ có sự hỗ trợ của Mộc Châu Milk nhiều các hộ chăn nuôi bò sữa đã đầu tư được máy vắt sữa tự động

Hiện nay, nhiều hộ có quy mô từ 80 đến hơn 200 con. Trang trại được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy cắt cỏ, máy cày bừa, máy băm cỏ, máy vắt sữa… đưa ngành chăn bò trở thành ngành công nghiệp cao.

Tiêu biểu, tại trang trại của ông Lỏi, nhờ áp dụng những quy định nghiêm ngặt do công ty hướng dẫn trong chăm sóc đàn bò mà sản lượng sữa của trang trại ông đạt trên 1 tấn mỗi ngày. Đàn bò được quan tâm chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng, kiểm tra tình trạng sức khoẻ và thời gian sinh hoạt điều độ. 

Cùng với việc chăm sóc đàn bò sữa khoẻ mạnh, vấn đề bảo vệ môi trường sống được người nông dân nơi đây quan tâm. Từ hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ đến việc xử lý chất thải khoa học.

Vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của công ty, gia đình ông Lỏi đầu tư thêm hệ thống xử lý chất thải bằng máy tách ép phân, vừa giúp xử lý chất thải an toàn với môi trường, vừa tăng thu nhập cho gia đình. Mỗi tháng ông Lỏi bán được 60 tấn phân với giá 2.500 đồng/kg, thu về 150 triệu đồng.

Tâm huyết với nghề nuôi bò sữa

Vươn lên từ bò sữa nên mỗi người dân chăn bò tại thảo nguyên xanh Mộc Châu đều tâm huyết với nghề. Để tôn vinh nghề chăn nuôi bò, mỗi năm Mộc Châu Milk đều tổ chức Hội thi Hoa hậu Bò sữa nhằm khuyến khích động viên những người chăn nuôi bò sữa, giới thiệu những con bò không những chỉ đẹp về ngoại hình mà còn có khả năng sản xuất cao, mang đặc trưng riêng của giống bò Holstein Friesian thuần chủng.

Cô bò mang số hiệu 13568 của chủ trang trại Lê Xuân Tiến đã giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu 2018”

Sau 15 năm tổ chức, hội thi đã trở thành lễ hội truyền thống của những người chăn nuôi trên cao nguyên Mộc Châu. Năm nay, “nàng” bò mang số hiệu 13568 của anh Lê Xuân Tiến, tiểu khu 19/5, thị trấn Mộc Châu giành ngôi vị cao nhất với tổng giải thưởng trị giá 75 triệu đồng.

“Công ty hoạt động trên nguyên tắc lấy ‘con người làm gốc’ nên cuộc thi Hoa hậu Bò sữa và những hỗ trợ cho nông dân đều hướng tới mục tiêu trở thành mô hình phát triển bền vững cho truyền thống nghề chăn nuôi bò sữa”, ông Chiến bày tỏ.

(theo VnExpress.net)

Tự hào những thế hệ “chuyên gia bò sữa”

Ở Mộc Châu, chăn nuôi bò sữa đã trở thành “nghề gia truyền”của nhiều người. Có những hộ gia đình trải qua mấy thế hệ chí thú gây dựng cơ nghiệp gắn với đồng cỏ, đàn bò, làm nên những dòng sữa mát lành.

Chăn nuôi bò sữa “cha truyền con nối”

Đến trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Quất tại thị trấn Nông trường Mộc Châu vào chiều thu, chúng tôi ngỡ ngàng với đồng cỏ rộng tới 7,2 ha và trang trại bò sữa lên tới 208 con. Ông Quất hồ hởi khoe: Bình quân mỗi ngày, trang trại của gia đình thu hoạch khoảng 2 tấn sữa, thu nhập ngót nghét 25 triệu đồng. Riêng năm 2017, gia đình đạt tổng sản lượng 780 tấn sữa, cho doanh thu hơn 9 tỉ đồng, lợi nhuận khoảng 3 tỉ đồng. Ông Quất chia sẻ : “Sở dĩ gia đình thu được lợi nhuận lớn như vậy là nhờ có sự “bảo trợ đầu ra” của công ty, giúp người nông dân an tâm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng dòng sữa tự nhiên”.

Như một thói quen, người nông dân nơi đây luôn thực hiện các khâu trong chăn nuôi đúng quy trình mà Công ty đã hướng dẫn để mang đến dòng sữa tự nhiên đạt các chỉ số dinh dưỡng tốt nhất. Từ việc chủ động trồng cỏ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên không sử dụng hóa chất, chỉ bón phân hữu cơ, đến quy trình thu hoạch sữa đảm bảo đúng kỹ thuật. Mỗi ngày các “cô” bò đều được tắm rửa sạch sẽ trước khi hút sữa, bầu vú căng tròn được nâng niu với hệ thống máy vắt sữa gần nửa tỉ đồng. Sau đó sữa sẽ được lọc qua túi lọc trước khi đưa vào trong thùng bảo ôn 4-6 độ C, vận chuyển đến các Trung tâm thu mua kiểm tra chất lượng sữa , rồi đưa về nhà máy chế biến.

Nhớ lại những ngày mới khởi nghiệp, ông Quất chia sẻ: “Từ cách đây hơn 40 năm, tôi đã là công nhân của Nông trường Mộc Châu. Hồi đó, tiếng là nông trường, nhưng sản lượng sữa của cả nông trường cũng chỉ được hơn 2.000 tấn mỗi năm, chỉ nhỉnh hơn tí chút so với sản lượng sữa của riêng gia đình tôi bây giờ. Chăn nuôi tập thể, giá thành rất cao, sản lượng sữa thấp, bò con nào cũng gầy gò ốm yếu. Với thực trạng thua lỗ triền miên, đến năm 1989, Mộc Châu milk bắt đầu chia đất và bò, giao khoán chăn nuôi cho từng công nhân, cán bộ kỹ thuật. Tôi từ công nhân trở thành hộ nông dân chăn nuôi bò. Khởi nghiệp từ 7 con bò giao khoán, đến nay tôi đã gây dựng được cơ ngơi trại lớn với hơn 200 con”.

Ông Quất trong trang trại 208 “cô” bò  của gia đình

Ông Quất có 3 người con đều tiếp tục theo đuổi nghề nuôi bò “gia truyền” của gia đình. Trong đó, 2 người con trai thừa kế đàn bò tại trang trại do ông Quất gây dựng. Một người con gái đi lấy chồng, nhưng cũng mở trang trại chăn nuôi bò riêng. Giờ ông Quất đã cao tuổi, nên nghỉ ngơi, việc quản lý trang trại giao lại cho người con trai Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1984 đảm nhiệm. “Điều tôi vui nhất là các con đều muốn gắn bó với nghề chăn nuôi bò sữa. Không chỉ gia đình tôi, mà ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều thanh niên cũng sẵn sàng vay vốn đầu tư hàng tỷ đồng xây trang trại để phát triển chăn nuôi bò sữa, vừa đảm bảo đời sống gia đình, vươn lên làm chủ”, ông Quất bày tỏ.

Ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Mộc Châu milk nhận định, rất nhiều hộ gia đình có truyền thống chăn nuôi bò sữa đã trải qua mấy thế hệ. Nghề chăn nuôi bò trở thành cha truyền, con nối, từ đời này qua đời khác. “Mộc Châu Milk, không chỉ hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thú y, con giống cho các hộ chăn nuôi, mà còn làm tốt công tác đào tạo, cập nhật những kiến thức chăn nuôi bò sữa tốt nhất cho các hộ chăn nuôi. Ngày nay, nhiều thanh niên trẻ sinh ra trong những gia đình chăn nuôi bò sữa lâu năm, được tham gia chăn nuôi từ nhỏ, nên dày dạn kinh nghiệm. Những kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ nông dân mới, cùng với niềm đam mê chí thú, trách nhiệm với nghề, chính là những nhân tố quan trọng nhất để tạo nên một thế hệ chuyên gia về bò, giúp chăn nuôi đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi, đồng thời mang đến cho đời những dòng sữa tươi mát lành, chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh thực phẩm”, ông Nam chia sẻ.

Theo ông Nam, suốt nhiều năm qua, Mộc Châu Milk thường xuyên phối hợp với Chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, kiến thức cho nông dân chăn nuôi bò. Đồng thời hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa, lắp đặt trang thiết bị, đường điện… theo phương thức nông dân bỏ ra 50% kinh phí, doanh nghiệp hỗ trợ hoặc cho vay 50%. Đặc biệt, những năm qua, Công ty đã đào tạo người chăn nuôi về Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), qua đó đã cải thiện về môi trường, nâng chất lượng nguồn sữa, giúp người nuôi bò thu nhập cao. Cùng với kinh nghiệm lâu năm, được tập huấn, đào tạo bài bản, mỗi nông dân chăn nuôi đã trở thành những “chuyên gia” thực thụ trong lĩnh vực chăn nuôi bò.

Nông dân Nguyễn Văn Quang và tâm huyết “không từ bỏ con bò” của gia đình

Nông dân Nguyễn Văn Quang cho biết, sau khi dự các lớp tập huấn VietGAP, giờ đây, anh Quang đã thuộc lòng cả 73 tiêu chí của chăn nuôi VietGAP. Các chuồng trại phải khử mùi, sử dụng các loại nước rửa thùng, khăn lau vú bò trước và sau khi vắt, sát trùng xô, máy vắt. Chuồng trại phải có rãnh thoát chất thải, không được cho chảy tràn trên mặt chuồng, mỗi hộ đều có sổ ghi chép về lượng sữa hàng ngày, theo dõi phối giống…

Luyện bò để thi Hoa hậu

Đến hẹn lại lên, hội thi Hoa hậu bò sữa 2018 đã diễn ra vào ngày 15/10 vừa qua với những màn “catwalk” điêu luyện của các “nàng” bò. Đây là một nét đẹp truyền thống của Nông trường Mộc Châu nhằm tôn vinh nghề chăn bò và nâng cao chất lượng sữa. Vì vậy, ngoài việc quản lý trang trại bò sữa mỗi ngày, người nông dân nơi đây còn tập trung “luyện bò” để thi Hoa hậu trước cả nửa năm trời. Những hoạt động như luyện cho bò đi dạo để thích nghi với môi trường đông người cùng với sự chăm bẵm tỉa tót tỉ mỉ của người nông dân cho “nàng” hậu tương lai đã khiến cho không khí làm việc luôn hào hứng, vui tươi giúp người nông dân gắn bó yêu nghề hơn.

Mỗi khi gia đình có bò đoạt giải “hoa hậu”, không chỉ được tiền thưởng khá lớn, mà điều quan trọng, bò đoạt giải coi như là một “chứng chỉ” cho chất lượng giống đạt năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt. Hội thi năm nay đã tìm ra “nàng” hậu với sản lượng sữa kỷ lục: 15,55 tấn trong 305 ngày. Đây là con số ấn tượng khiến cả hội thi ồ lên kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng rầm rộ.

Nàng hậu mang số hiệu 13568 tại đơn vị 19.5 của chủ hộ Lê Xuân Tiến đã lên ngôi Hoa hậu Bò sữa 2018 với tổng giải thưởng trị giá 75 triệu đồng

Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Mộc Châu Milk chia sẻ, Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. Trước hết, góp phần vào quảng bá thương hiệu sản phẩm “Sữa Mộc Châu”, thu hút khách du lịch đến với Mộc Châu. Những chiếc “Vương miện vàng” được trao cho người nông dân và bò đoạt giải chính là sự bảo chứng cho chất lượng tốt nhất của đàn bò và người chăn nuôi bò ở Mộc Châu. Những thành công của Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” trong 15 năm qua, là minh chứng cho những nỗ lực của Mộc Châu milk và chính quyền huyện Mộc Châu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nông dân làm giàu, phát triển ngành chăn nuôi bò sữa thành ngành kinh tế mạnh tại địa phương. Cuộc thi năm nào cũng tìm ra được những bò giống chất lượng tốt, năng suất sữa cao. Những bò này được các hộ chăn nuôi bò sử dụng để nhân giống, truyền giống. Nhờ vậy, góp phần liên tục nâng cao được chất lượng đàn bò giống của Mộc Châu.

Người mặc “áo giáp” giúp nông dân

Doanh nhân Trần Công Chiến luôn tự nhận mình với cái tên dân dã – Chiến “bò” khi nói về mình. Với nhiều quyết sách tiên phong, táo bạo, ông đã tạo dựng, phát triển thương hiệu sữa Mộc Châu thành một thế lực trên thị trường. Đặc biệt, ông Chiến là người tiên phong ủng hộ mô hình khoán hộ ở Mộc Châu, khoác “áo giáp”, giúp nhiều nông dân từ hai bàn tay trắng thành những tỷ phú chăn bò trên thảo nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk)

Động lực từ… đường cùng

Đến Mộc Châu những ngày đầu tháng 10, một không khí rộn ràng, háo hức từ hàng trăm hộ dân chăn nuôi bò sữa chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất trong năm của họ – Hội thi “Hoa hậu bò sữa” Mộc Châu bước sang tuổi 15.

“Cha đẻ” của hội thi tạo nên nét văn hóa độc đáo, một thứ đặc sản trên nông trường bò sữa Mộc Châu nổi tiếng cả nước 15 năm qua, không ai khác chính là ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk).

Khác hẳn với hình ảnh nghèo khó ở các xã miền núi, đến thị trấn Nông trường Mộc Châu, nhà tầng mọc san sát, nhiều chiếc xe hơi đời mới xuất hiện nhiều trên những ngả đường. Nhờ bò sữa, hàng trăm hộ dân đã giàu lên từ mảnh đất này, không ít người thành tỷ phú.

Để có “quả ngọt” đó, ít ai biết rằng, bước ngặt chính là chuyển từ chăn nuôi tập trung ngụp lặn bên bờ vực, sang mô hình khoán hộ. Đây cũng được xem là mô hình thành công nhất trong chăn nuôi bò sữa theo nông hộ ở Việt Nam- yếu tố quan trọng giúp Mộc Châu Milk đứng vững và phát triển mạnh như hôm nay.

Thế nhưng, “đêm trường” của những năm tháng chăn nuôi tập trung, bao cấp là nỗi ám ảnh với những người chăn bò trên thảo nguyên Mộc Châu, đặc biệt là với ông Chiến.

Nhìn lại 60 năm thăng trầm đó, ông Chiến chia sẻ: Vùng chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu hiện nay, tiền thân nông trường của Quân đội (thành lập tháng 4/năm 1958), sau đó chuyển thành nông trường Quốc doanh (năm 1961).

Khi còn nằm trong hệ thống quốc doanh, Mộc Châu Milk cũng được đầu tư rất lớn. “Đến nỗi, thời cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn lên Mộc Châu còn nói, ví von rằng, Nhà nước gần như đã trải tiền kín diện tích ở Mộc Châu bằng tờ tiền mệnh giá 2 đồng”- ông Chiến kể.

Đến giai đoạn 1975 – 1976, Nông trường Mộc Châu được nhận 884 con bò sữa giống Holstein Friesian do lãnh tụ Fidel Castro của Cuba tặng. Nước bạn cũng hỗ trợ xây dựng 10 trại chăn nuôi mẫu với công nghệ chăn nuôi hiện đại nhất ngày đó; 1 trung tâm nuôi bê và 1 bệnh viện thú y… Thế nhưng do nhiều yếu tố, sau đó hệ thống máy móc không được sử dụng có hiệu quả, và nhất là mô hình chăn nuôi tập trung không còn phù hợp.

Nhớ lại thời đó, ông Chiến day dứt: “Những năm 1987-1988, nông trường gần như nằm bên bờ vực diệt vong, khi đàn bò từ 1.800 con, bị giết thịt còn 1.200 con, vì cả người lẫn bò đều không có cái ăn…”.

Theo ông Chiến, nông trường trải qua thời bao cấp đầy gian nan, chăn nuôi kiểu “bò ăn giấy”. “Ông cắt được 10 kg cỏ nhưng báo lên tới 15 kg… cuối cùng con bò phải gánh hết, nên giá thành sản xuất rất cao. Tôi rất dị ứng với cơ chế “của chùa” đó” – ông Chiến nói.

Để rồi, chính ông Chiến là người ủng hộ mạnh mẽ nhất quyết định chuyển từ chăn nuôi tập trung bao cấp sang mô hình khoán hộ chăn nuôi giai đoạn 1989 – 1990.

“Tôi hiểu rằng, người chăn nuôi họ cũng cần có chút gì của riêng họ, chứ cứ của tập thể là hỏng hết, nên chúng tôi nghĩ ra mô hình khoán. Đàn bò đang nuôi tập trung được chia nhỏ cho các hộ dân, ông kỹ sư trại to hơn, ông công nhân thì nhận 3-5 con về nuôi”- ông Chiến kể.

Chủ tịch Mộc Châu Milk cũng chia sẻ, thời đó, thực sự nông trường khoán bằng niềm tin, vì không còn cách nào khác. Có lẽ niềm tin của ông Chiến và nhiều cán bộ nông trường thời đó đến nay đã đúng, bởi quy mô đàn bò, sản lượng sữa sau đó liên tục tăng lên, đời sống bà con ngày càng khá giả hơn.

Thêm “áo giáp” bảo vệ nông dân

Cùng với chính sách khoán hộ, một dấu ấn đột phá của ông Chiến, chính là người tiên phong thực hiện Quỹ bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm giá sữa. Đáng nói, trong khi cả nước còn loay hoay với bảo hiểm nông nghiệp (trong đó có bảo hiểm vật nuôi), thì Mộc Châu Milk đã triển khai hai loại bảo hiểm này từ năm 2004.

Mô hình đó không ít người ví von là những chiếc “áo giáp” bảo vệ và giúp nông dân liên kết chặt chẽ hơn với công ty và 100% các hộ nuôi bò sữa tại Mộc Châu đều tham gia bảo hiểm.

Ông Nguyễn Văn Đê (Đơn vị Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường) cho biết, ông bắt đầu chăn nuôi bò sữa hơn 10 năm trước. Đến nay, tổng đàn bò của gia đình ông đã lên 90 con. Với khoảng 50 con đang vắt sữa, cho sản lượng khoảng 7,5 tạ/ngày, trừ các loại chi phí, hộ ông Đê “đút túi” trên 100 triệu/tháng.

 Nhờ chính sách hỗ trợ từ Mộc Châu Milk, ở Mộc Châu xuất hiện ngày càng nhiều tỷ phú từ chăn nuôi bò sữa

Theo ông Đê, chính sách bảo hiểm giá sữa và bảo hiểm vật nuôi là điểm tựa vững chắc giúp các hộ tăng đàn. “Một con bò cho vắt sữa chỉ đóng 600 nghìn/đồng, khi loại thải được hỗ trợ 4,5 triệu đồng, cùng số tiền bán bò, chúng tôi có thể mua một con bê 8-10 triệu đồng. Còn bảo hiểm giá sữa, lúc giá sữa giảm 30% thị trường, công ty sẽ hỗ trợ 60% số giảm…Với tỷ lệ loại thải 9-10% tổng đàn mỗi năm, đây điều cứu cánh cho chúng tôi”- ông Đê nói.

Còn ông Nguyễn Thạch Lỏi (Tiểu khu 67, thị trấn Nông trường) là một trong những hộ có đàn bò sữa lớn nhất ở Mộc Châu với số lượng lên đến 200 con bò sữa. “Chính sách bảo hiểm và sự hỗ trợ từ thú y, thức ăn, con giống, vay vốn tăng đàn, mua sắm máy móc… đã giúp chúng tôi chọn lọc những con bò có sản lượng, chất lượng sữa tốt hơn”- ông Lỏi nói.

Theo các chuyên gia, điều khác biệt về mô hình bảo hiểm ở Mộc Châu là do nông dân đóng góp và tự bầu ban quản trị. Điều này tạo sự rõ ràng, minh bạch, tạo lòng tin rất tốt với người chăn nuôi.

Lãnh đạo Mộc Châu Milk cho biết, để chính sách bảo hiểm thành công, công ty phải hỗ trợ rất lớn. “Ở đây, nếu quỹ hụt công ty bù vào, còn khi dư thừa, thì công ty dùng vào vốn sản xuất và trả lãi cho quỹ. Việc này rất minh bạch”- ông Chiến nói.

Theo ông Chiến, bảo hiểm là chính sách đặc biệt, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi vì “để họ đơn độc thì thiệt thòi lắm”.

Ý tưởng lập Quỹ bảo hiểm được ông Chiến đề cập đến, khi ông chứng kiến một hộ dân gặp rủi ro, tới 5 con bò bị chết. Con bò sữa như một cơ nghiệp của nông dân. Bởi, một năm có thể cho 8 tấn sữa, giúp nông dân thu nhập 70-80 triệu đồng, nhưng chỉ cần một tai nạn như bị trượt ngã…là có chuyện. Lập quỹ bảo hiểm để chia sẻ cho hộ chăn nuôi, nên khi mới triển khai, ông Chiến và lãnh đạo công ty phải đến thuyết phục từng hộ để họ hiểu và đồng ý tham gia.

Từ sự quyết liệt, bản lĩnh của ông Chiến “bò”, Mộc Châu Milk đã khoác lên mình một diện mạo mới, với sự đa dạng hóa sản phẩm, độ phủ ngày càng tăng trên thị trường và được người tiêu dùng yêu thích. Còn ở Mộc Châu, nhiều tỷ phú trẻ đã xuất hiện như một minh chứng cho những quyết sách trúng và đúng của ông, như một sự kế thừa, phát triển từ truyền thống của các thế hệ gắn cuộc đời với dòng sữa trắng trên thảo nguyên chăn nuôi bò sữa lớn cả nước.

Một ngày ở nông trại bò sữa Mộc Châu

Hiện nay, Mộc Châu có gần 600 hộ chăn nuôi bò, với hơn 24 nghìn con, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sữa tươi mỗi năm. Các trang trại chăn nuôi đều áp dụng theo mô hình tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các nước phát triển như Mỹ, Canada. Đã thành thông lệ, tháng 10 hằng năm, người dân Mộc Châu (Sơn La) lại rộn ràng không khí chờ đợi cuộc thi sắc đẹp có một không hai ở Việt Nam “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu”.

Cuộc thi do Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu tổ chức nhằm tôn vinh những cô bò sữa có chất lượng tốt, sản lượng sữa cao và ngoại hình đẹp, đồng thời là nơi các hộ chăn nuôi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004, đến nay, Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu đã có lịch sử 15 năm. Cuộc thi được xem là nét văn hóa, ngày hội được mong chờ nhất trong năm của người dân cao nguyên Mộc Châu và du khách thập phương. Năm nay, cuộc thi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu nên có ý nghĩa đặc biệt.

Đến Mộc Châu thời điểm này có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng, chuẩn bị cho hội thi. Trên các cánh đồng cỏ xanh mướt, các chủ trang trại tích cực luyện tập, chăm sóc cho các “nàng bò” đạt chuẩn.

Hiện nay, Mộc Châu có gần 600 hộ chăn nuôi bò, với hơn 24 nghìn con, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sữa tươi mỗi năm.

Trên cánh đồng cỏ xanh bát ngát, các chủ trang trại tích cực luyện tập, chăm sóc cho các “nàng bò” đạt chuẩn

Các trang trại chăn nuôi đều áp dụng mô hình của các nước phát triển như Mỹ, Canada. Trong đó, từ khâu xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, ngô ủ chua, nhà máy chế biến thức ăn TMR… đến quản lý thú y, bảo vệ môi trường chung quanh đều phải bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nhờ thế, dù chăn nuôi với quy mô lớn, số lượng đàn bò cao, nhưng khu chuồng trại chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu hiện nay đều được cơ giới hóa. Trong ảnh: Máy ép và xử lý phân tại một hộ nuôi

Ngoài chú trọng công nghệ, để bảo đảm nguồn sữa chất lượng, các “nàng bò” ở Mộc Châu đều được chăm sóc theo chế độ đặc biệt.

Buổi sáng, các “nàng bò” sẽ được tắm mát, nghe nhạc và dạo chơi trên cánh đồng xanh bát ngát của nông trường. Buổi trưa, bò ăn uống với khẩu phần ăn đạt chuẩn yêu cầu dinh dưỡng từ các chuyên gia. Trong đó, ngoài cỏ tươi còn được bổ sung thêm thức ăn ủ chua, cỏ Mỹ và các loại thức ăn TMR tổng hợp.

Cỏ được trồng tự nhiên, không sử dụng dư lượng thuốc trừ sâu và thu hoạch bằng máy cắt cỏ

Các loại thức ăn này phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, bởi quan niệm của Mộc Châu Milk là sạch từ đồng cỏ đến ly sữa. Để đạt được điều đó, tất cả cỏ và ngô đều được người nông dân nơi đây trồng theo quy trình nghiêm ngặt, không sử dụng chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Buổi chiều, trước khi tiến hành vắt sữa, bò được tắm rửa sạch sẽ, bầu sữa được phun rửa sạch để bảo đảm vệ sinh. Hiện nay, 100% trang trại đã khai thác sữa bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn. Sữa tươi vắt ra sẽ chứa trong các bình chuyên dụng tối đa 30 phút trước khi đem đến các trung tâm thu mua, bán kính không quá 2km từ các trang trại.

Hiện nay, 100% trang trại ở Mộc Châu đã khai thác sữa bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn

Tại đây, nguồn sữa được kiểm tra nhanh độ tươi và các chỉ tiêu của sữa, như: hàm lượng vật chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… để phân loại chất lượng rồi đưa vào nhà máy.

Tiếp đó, sữa tươi nguyên liệu được xử lý qua hệ thống thanh trùng và hệ thống tiệt trùng đều của tập đoàn Tetrapak (Thụy Điển) bảo đảm các sản phẩm sữa giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, độ tươi và thơm ngon của sữa bò. Toàn bộ quy trình xử lý này đều tự động hóa và hoàn toàn vô trùng.

Các “nàng bò” đang được công nhân nông trường Mộc Châu dùng máy vắt sữa

Buổi chiều tối, bò sữa sẽ được tắm mát, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống. Quy trình chăn nuôi này được các chủ trang trại thực hiện nghiêm ngặt. Mỗi con bò sữa đều đánh dấu các mã số riêng để theo dõi các chỉ số sức khỏe. Hằng ngày, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đều cử một đội ngũ nhân viên thú y, chuyên gia đến từng hộ gia đình để kiểm tra, giám sát, chấm điểm và phân loại từng hộ.

Buổi chiều tối, bò sữa sẽ được tắm mát, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn và ăn uống

Mỗi năm, các hộ chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu đều lựa chọn ra các “nàng bò”, với hình thể khỏe mạnh, sản lượng và chất lượng sữa tốt để tham gia cuộc thi Hoa hậu Bò sữa. Thí sinh nào đạt tiêu chuẩn sẽ bước vào vòng chung kết, tại đây bò sẽ tranh tài ở các hạng mục: bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò hậu bị, bê cai sữa và bê ăn sữa… dưới sự chấm điểm gắt gao của Ban giám khảo. “Nàng bò” nào có điểm số cao nhất sẽ giành Giải hoa hậu với vương miện vàng và nhiều phần thưởng giá trị.

Một “nàng bò” sữa lọt vào vòng chung kết Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2018

Năm nay cuộc thi “Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu” đã lựa chọn được 126 thí sinh xuất sắc nhất, đại diện cho hơn 24 nghìn con bò, đến từ 566 hộ nuôi trong huyện tranh tài ở vòng chung kết.

Thông qua việc tuyển chọn bò đi thi, Công ty sữa Mộc Châu cũng kiểm tra được quá trình sản xuất sữa, chăm sóc bò của các hộ dân để bảo đảm lượng sữa cung cấp cho Công ty là sữa sạch và có chất lượng tốt. Ngoài ra, từ cuộc thi cũng lựa chọn được những con bò hạt nhân đạt chất lượng cao với nguồn gen quý.

Qua 15 năm tổ chức, Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu là chứng nhận cho chính những nỗ lực của Mộc Châu Milk và chính quyền Mộc Châu, là sự bảo chứng cho chất lượng tốt nhất của đàn bò và người nuôi bò.